Chuyển đến nội dung chính

Những kinh nghiệm nuôi chó con – phần 2

Những kinh nghiệm nuôi chó con – phần 2

Ở phần đầu chúng ta đã được tham khảo một số kinh nghiệm nuôi chó con. Phần 2 sẽ tiếp tục đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn bỏ túi cho mình thêm những kinh nghiệm giúp việc nuôi một chú cún con một cách dễ dàng hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và mang đến cho những chú cún con những điều tốt nhất nhé!





Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat
Website: rainycat.net
Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Phone: 0339639054
Email: rainycathouse@gmail.com

Một ngày nên cho chó con ăn từ 2 đến 3 bữa, chia đều ra cho hợp lý để có khoảng thời gian tiêu hóa hết thức ăn. Không cần phải theo giờ ăn của người bì nó không phù hợp cho cún con.

Trong khẩu phần ăn uống của chó con phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng như: Protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên. Chú ý không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp. Bên cạnh đó bạn cũng không nên cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ. Cụ thể thức ăn cho chó bao gồm: bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc (trâu, bò, ngựa, hạn chế thịt lợn vì khó tiêu).

Thức ăn của cún con đều phải nấu chín và loãng như cháo, đừng cho ăn khô do hệ tiêu hóa của chúng còn non yếu. Tùy thuộc vào khối lượng của chó nhỏ hay to, ăn ít hay nhiều mà định lượng vừa đủ. Mỗi ngày có thể cho chó ăn 3 đến 4 bữa, nhưng đừng cho ăn quá no. Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống. Đồ ăn cho chó không được để sẵn, nước uống phải sạch sẽ và đầy đủ.
Dụng cụ chế biến thức ăn và đựng đồ ăn cho cún như: bát, đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng. Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 -10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn. Vào bữa chiều có thể cho ăn nhiều hơn và bạn hãy dành thời gian vui chơi thả chó ra nhiều hơn.
Lưu ý: Nếu thấy chó có những biểu hiện khác thường như: nôn, bỏ ăn, buồn rầu, tiêu chảy, … thì bạn phải ngừng cho ăn. Việc phải làm là mời Bác sỹ thú y khám và tư vấn cho cún. Lúc này ép chó ăn sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của nó. Đặc biệt không cho ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa của mèo, cám lợn hoặc nước rác, phân người và động vật khác. Mỗi lần chó ăn chỉ khoảng 5 phút là được, không cho ăn quá no. Chó ăn xong bạn phải mang đồ dùng đi rửa sạch sẽ, đổ thức ăn thừa đi, lần sau giảm lượng thức ăn xuống.
2. Một số hành động chiều chuộng rất tốt cho cún yêu của bạn

Để tạo mối quan hệ thân thiết với chúng thì hãy thường xuyên đưa cún đi dạo, chơi với cún. Cho cún uống ít sữa hoặc nước đường. Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép, đệm mút sa-lông … không chỉ phá hỏng đồ dùng mà những đồ dùng này rất nguy hiểm với sức khỏe của cún con vậy nên không được cho nó cắn. Thay vào đó bạn hãy mua đồ chơi cho nó là những cục xương giả để nó gặm hoặc bạn có thể dùng xương cẳng chân lợn đã luộc chín, bỏ tủy, ngâm nước vôi trong 10 ngày, phơi sấy khô, vô trùng cho chó gặm, mài răng.
3. Chăm sóc sức khoẻ, phòng trừ dịch bệnh cho cún con

Chó con phải được tiêm phòng dịch định kỳ rõ ràng. Chó 3 tháng tuổi ít nhất phải đựơc tiêm phòng miễn dịch 2 lần đối với các bệnh: Care, Pavo, Lepto, Parainfluenza, Dại… Mỗi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc, ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.
Tẩy giun sán ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi để trị các loại giun đũa, giun móc… Nên cho uống thuốc phòng bệnh “giun tim” từ 4 tháng tuổi.
4. Khi nào thì chó con trưởng thành?
Chó trưởng thành là chó được trên 5 tháng tuổi. Đến lúc này thì bạn có thể bổ sung hàng tuần một ít thịt bò, ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều (đối với chó to, canh gác và làm nghiệp vụ). Bản năng của chó là có thể ăn thịt tươi sống nên bạn không phải lo lắng về vấn đề này khi nó đã lớn. Nó sẽ không gặp vấn đề về tiêu hóa khi ăn thịt sống đâu. Còn đối với chó nhỏ dùng để làm cảnh thì bạn có thể cho ít thịt đã nấu chín.
Hi vọng những chia sẻ trên đây cho bạn những kinh nghiệm tốt nhất khi nuôi và chăm sóc chó con.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách nuôi chó pitbull

Cách nuôi chó pitbull Bạn đang tìm hiểu cách nuôi chó pitbull ? Giống chó pitbull này nuôi cũng không phải là đơn giản đâu nhé. Ngay bây giờ hãy cùng tạp chí chó cảnh học cách nuôi chó pitbull và những kinh nghiệm chăm sóc giống chó pitbull – giống chó chọi hiện đang được rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam yêu thích. Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ: Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com Cách chọn chó con pitbull Việc bạn chọn một con giống tốt nó có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sau này của cả một quá trình, cách nuôi chó pitbull của bạn. Chó giống có tốt, nguồn gen có tốt thì sau này khi trưởng thành chú chó của bạn mới thực sự được đánh giá cao. ...

Giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó xoáy Thái lan

Giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó xoáy Thái lan Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ: Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com   Nguồn gốc của giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Có nguồn gốc từ miền Tây Thái lan. Nông dân Thái lan nuôi giống chó này để giữ nhà và săn bắn. Có khả năng bảo vệ rất cao. Đặc điểm hình dáng của giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó Thái có thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Lưng của chúng chắc khoẻ . Bộ lông mịn màng, thường có các màu hạt dẻ, đen, xanh (blue) và màu bạc (silver). Đặc trưng của giống chó này là chúng có một dải bờm trên sống lưng, được tạo nên bởi đám lông mọc ngược chiều với phần còn lại. Vệt lông...

Làm thế nào để cho con chó một loại thuốc

Làm thế nào để cho con chó một loại thuốc Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com Mỗi chủ sở hữu của một người bạn bốn chân đang phải đối mặt với một câu hỏi như cho pet của mình một loại thuốc. Và không phải lúc nào cũng cần thiết phải phát sinh liên quan đến bệnh của chó, bởi vì con chó cần phải thường xuyên dehelmenization. Ngoài ra, họ thường phải cung cấp chế phẩm khoáng chất vitamin, có thể không phải là hương vị của vật nuôi. Viên nén, viên nang, chất lỏng của con chó, nói chung, không thiên vị, và trong một số trường hợp, ông chủ phải cho thấy tất cả sự khéo léo của mình để nuôi thú cưng với một "món ăn ngon" như vậy. Làm thế nào để cho con chó thuốc đúng cách? Làm thế nào để cho chó một viên thuốc, viên nang hoặc dragee Có một số lựa chọn, mỗi trong số đó tùy thuộc vào các yếu tố nhất định. Ví dụ, một số loại ...