Chia sẻ cách nhận biết một chú chó khó gần
Tại sao lại có những chú chó khó gần gũi thậm chí là tỏ ra rất hung hăng. Sự xã hội hóa của một chú chó bắt đầu từ khi sinh ra. Khi chú chó mẹ bắt đầu dạy chó con những bài học cơ bản trong cuộc sống. Nếu chó con làm sai các quy tắc, chó mẹ sẽ sửa chúng ngay lập tức. Tính cách của chúng cũng sẽ dần dần được hình thành theo thói quen của bản thân với môi trường sống.
Sau đây sẽ là những dấu hiệu của một chú chó khó gần. Hãy cùng theo dõi để biết cách ứng xử với những chú chó như thế này nhé!
Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat
Thông tin liên hệ #rainycat
Website: rainycat.net
Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Phone: 0339639054
Lý do khiến những chú chó có thể trở nên khó gần
Nếu mọi việc suôn sẻ, khi những con chó nhỏ lớn dần chúng biết vị trí của mình trong đàn. Chúng sẽ tôn trọng những con chó ở địa vị cao hơn. Đồng thời hướng dẫn những con chó ở địa vị thấp hơn.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp con người nhận nuôi một chú chó con rất nhỏ. Chỉ khoảng mười hai tuần tuổi. Họ không thể tiếp tục các bài học của chó mẹ. Họ không tạo ra được các quy tắc, ranh giới, và những giới hạn mà tất cả những con chó cần phải được dạy dỗ.
Ngay cả khi một chú chó được nhận nuôi rất lâu sau hoặc khi nó đã là một chú chó trưởng thành, nếu con người không thiết lập các quy tắc của đàn mới cho chúng, sau này con chó sẽ không biết cách cư xử.
Một con chó tôn trọng các thành viên trong đàn của mình. Nhận biết được vị trí của mình trong đàn. Và sau này, nó sẽ học được các quy tắc xã hội hóa. Khi một con chó khó gần, nó có thể dẫn đến các vấn đề khác nhau.
Có rất nhiều biểu hiện để có thể nhận biết ra những chú chó khó gần này. Chúng ta sẽ cùng đề cập tới những dấu hiệu mang tính cơ bản và nổi trội nhất.
Không tôn trọng không gian
Một chú chó được dạy dỗ sẽ biết vị trí của nó trong đàn. Trong khi đó một con chó khó gần thì không. Một trong những dấu hiện nhận biết đó là chúng không tôn trọng không gian của con người. Hoặc động vật, đặc biệt là trong đàn riêng của mình.
Những chú chó đến chỗ con người để xin ăn trong bữa ăn. Hoặc cố gắng để “chắn giữ” người hoặc động vật khác trong nhà bằng cách chạy quanh hoặc đẩy họ. Chúng cũng có thể làm cho con người lúng túng bằng cách cố gắng đẩy mõm của chúng lên hoặc nhảy trên bất kỳ người nào đi vào nhà. Điều này làm cho mọi người cảm thấy khó chịu và bực bội.
Vậy giải pháp ở đây là gì? Chủ nhân phải khẳng định không gian của mình. Đồng thời liên tục điều chỉnh chúng để thiết lập ranh giới. Điều này có ý nghĩa vật lí ngăn chặn chú chó hoặc đẩy nó đi khi nó cố gắng để xâm nhập.
Chó khó gần khi bị quá kích động
Đối với con người, thật dễ dàng để xem một con chó điên quay tròn, sủa và nhảy lên vui mừng khi thấy chủ trở về nhà. Nhưng đó không phải là những gì đang xảy ra dưới góc nhìn của một chú chó.
Một chú chó quá vui mừng hành động như vậy vì nó không có bất kỳ quy tắc về việc phải đi đâu hoặc làm gì trong những tình huống nhất định. Vì vậy tất cả sức lực của nó được diễn tả về mặt thể chất một cách ngẫu nhiên. Và khi cơ thể của chúng bị kích thích, nó không thể bình tĩnh lại.
Giải pháp cho hành động này đó là hãy cho chúng vận động. Những chú chó quá khích này cần vận động nhiều để tiêu hao năng lượng dư thừa. Chủ nhân cũng cần phải dừng lại việc thưởng cho những hành vi quá kích đó của chúng.
Nếu bạn không muốn chú chó của bạn nhảy chồm lên và chạy quay mỗi khi bạn trở về nhà. Tốt nhất bạn nên phớt lờ nó khi ở trong trạng thái đó. Chú chó sẽ không mang tính thù hằn cá nhân. Nó sẽ chỉ biết rằng qua sự phấn khích không kiếm được một phần thưởng nào cả.
Chó khó gần có thể kéo hoặc tấn công khi đi dạo
Với vai trò là người dẫn dắt, chúng ta nên luôn luôn là người ở phía trước khi đi dạo. Nhưng không nhất thiết luôn luôn phải như vậy. Và một trong những vấn đề phổ biến nhất đề cập tới đó là những người có chú chó kéo họ đi. Hoặc chú chó khác cư xử tốt đột nhiên sẽ nhào đến khi chúng nhìn thấy một con chó hoặc một người đi bộ.
Trong những trường hợp này, chú chó không nhận được sự dẫn dắt cần thiết từ con người ở đầu bên kia của dây xích. Vì vậy nó tự nhiên di chuyển tới phía trước. Vì thế mà mỗi đàn bầy phải có một người dẫn dắt.
Giải pháp cho trường hợp này đó là người cầm dây xích cần phải học cách bình tĩnh và quyết đoán. Không để cho con chó vượt lên phía trước. Đồng thời không cho chúng tìm cách phản ứng với yếu tố môi trường. Hãy hướng dẫn chúng tới một chú chú ý khác tốt đẹp hơn.
Chó khó gần có biểu hiện tránh né chó hoặc người lạ
Một chú chó khó gần đều cố gắng tránh tất cả mọi người. Có thể là những người lạ hoặc là động vật khác. Vốn có bản năng tự nhiên luôn vui vẻ trong đàn. Nơi chúng được các thành viên trong đàn bảo vệ. Khi chúng cảm thấy như thể chúng đã bị đẩy ra khỏi đàn và việc chúng phản ứng là để lẩn tránh hoặc chạy trốn.
Không phải tất cả chú chó chạy trốn khỏi một điều gì đó đều khó gần. Một số con thường bình tĩnh, vô tư lự có thể đột nhiên ẩn dưới gầm giường nếu có một tiếng ồn lớn. Ví dụ như pháo hoa hoặc sấm sét. Có một số con chó mỗi khi có cái gì đó mới nó đều hành xử khó gần.
Giải pháp cho những chú chó nhát gan có thể khó thuần phục hơn so với những chú chó tích cực. Nhưng tất cả đều bắt đầu với bài học với sự tin tưởng bạn – người dẫn đầu của chúng. Nếu bạn là một người dẫn dắt một chú nhút nhát, bạn có thể phải ép buộc mình phải làm lơ nó trong một thời gian. Có thể là “không liên lạc, không nói chuyện, không giao tiếp bằng mắt” cho đến khi chúng cảm thấy thoải mái tiếp cận trong không gian của bạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét