Chuyển đến nội dung chính

Những dấu hiệu chó sắp ra đi mà bạn nên biết


Những dấu hiệu chó sắp ra đi mà bạn nên biết

Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat
Thông tin liên hệ #rainycat
Website: rainycat.net
Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Phone: 0339639054

Dù đây là một điều rất khó khăn và có lẽ chẳng ai muốn đề cập đến cả. Nhưng tin chắc trong lòng mỗi chúng ta đều hiểu rõ rằng. Rồi sẽ có một ngày, những người bạn bốn chân thân thiết trong gia đình mình rồi sẽ ra đi.
Không giống như chúng ta, thú cưng lớn nhanh, trưởng thành nhanh. Và có lẽ vì thế, vòng đời của chúng cũng ngắn hơn chúng ta rất nhiều. Vì vậy, việc chăm sóc và nuôi dưỡng một nhóc chó/ mèo nào đó từ khi nó còn bé bỏng và cho đến ngày nó lìa đời quả thật là việc hoàn toàn rất dễ xảy ra đối với bất kì một chủ nuôi nào.
Có nhiều lý do khiến thú cưng của bạn qua đời. Nhưng bài viết này chỉ xin đề cập đến việc thú cưng sắp qua đời do đã già. Vì đây là một điều không thể nào tránh khỏi.
Vậy thì, dấu hiệu nào để biết rằng thú cưng yêu quý của bạn sắp ra đi? Có một vài dấu hiệu khá rõ ràng và chính xác sau đây mà chủ nuôi nên chú ý để có thể có chế độ chăm sóc phù hợp cho thú cưng. Hoặc chỉ đơn giản là để bản thân mình có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn một chút để đón nhận việc thú cưng qua đời.
Dấu hiệu 1: Ngủ nhiều và lờ đờ

Dấu hiệu 1: Ngủ nhiều và lờ đờ

Khi đã quá già, tất nhiên thú cưng sẽ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút. Sự mệt mỏi đó sẽ dẫn đến việc thú cưng ngủ rất nhiều (hầu như ngủ cả ngày), ngủ mê man. Và nếu để ý, bạn có thể thấy hơi thở của chúng rất mệt nhọc, vừa yếu ớt, vừa ngắt quãng.

Dấu hiệu 2: Khó khăn trong việc di chuyển

Cũng giống như chúng ta, khi đã lớn tuổi, thú cưng sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Có thể chúng sẽ không thể đi lên bậc thang hay nhảy lên những nơi có độ cao vừa tầm mà chúng vẫn ưa thích nữa. Thậm chí việc đi lại bình thường của chúng cũng sẽ rất chậm chạp, lờ đờ, thường xuyên cần nghỉ ngơi trong khi di chuyển và có thể còn va vào những đồ vật khác nữa. Nhưng bạn nên nhớ rằng, sự suy giảm về khả năng di chuyển của thú cưng chưa chắc đã thể hiện rằng chúng sắp chết. Nhưng nếu thú cưng của bạn hầu như không thể di chuyển – thì điều này có thể lắm đấy.
Dấu hiệu 2: Khó khăn trong việc di chuyển

Dấu hiệu 3: Giảm khẩu vị / giảm cân

Thú cưng hầu như không thấy ngon miệng nữa. Chúng sẽ ăn rất ít, và thậm chí chúng sẽ không thèm ra ăn nếu như bạn không mang đồ ăn đến sát bên miệng chúng và “dụ dỗ” chúng ăn. Những lúc này, chúng cũng sẽ ăn rất ít và nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng nhai nuốt rất khó khăn. Chính tình trạng giảm khẩu vị và ăn ít dần này sẽ dẫn đến việc thú cưng bị sụt cân và ngày càng ốm yếu.

Dấu hiệu 4: Nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh

Khi đã quá già yếu, không chỉ khẩu vị thú cưng bị giảm mà ngay cả việc ăn uống và tiêu hóa của chúng cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Không có gì lạ khi bạn phát hiện ra thú cưng của mình ăn chưa bao nhiêu đã ói ra hết. Cũng không có gì lạ khi chúng “giải quyết” ngay tại chỗ mình nằm hay ngay cả trong khi ngủ.
Việc di chuyển bây giờ đối với thú cưng là quá mệt nhọc và chúng thật sự không còn khả năng để quan tâm đến vấn đề vệ sinh của mình nữa. Cho nên thú cưng sẽ không cố gắng lết đi giải quyết ở những địa điểm “quen thuộc” của chúng. Bạn nên cho thú cưng ngủ trên một cái khăn, miếng tã lót dành cho thú con hoặc có thể đeo tã hay mang đai buộc bụng cho chúng để đối phó với vấn đề này.
Dấu hiệu 4: Nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh
Không phải cứ nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh thì có nghĩa là thú cưng của bạn sắp chết. Những dấu hiệu này nếu xảy ra ở những thú cưng tuổi đời còn trẻ hoặc chưa quá già thì có thể chỉ là một số loại bệnh hay ngộ độc thức ăn nào đó. Lúc này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được hướng dẫn kĩ càng hơn.

Dấu hiệu 5: Buồn bã

Là chủ của chúng, chắc bạn sẽ biết rằng lúc nào thú cưng của mình lúc nào vui, lúc nào buồn chứ? Một dấu hiệu khi sắp ra đi nữa là thú cưng sẽ không hề cảm thấy vui vẻ và hứng khởi nữa. Chúng không hề bày tỏ sự quan tâm hay thích thú nào đối với những thứ mà mình đã thích chơi hay là những đồ ăn mà mình từng rất thích ăn.
Đúng vậy, khi đã già cả và sức khỏe bị giảm sút, thú cưng sẽ không hào hứng với việc chơi đùa hay ăn uống. Và thậm chí, chúng cũng sẽ không quanh quẩn bên chủ nuôi như bình thường nữa. Lúc này, chúng chỉ muốn ở một mình mà thôi. Bạn cũng nên chú ý rằng đến cả những biểu hiệu thường thấy của loài vật khi vui vẻ là vẫy đuôi hay khẽ gừ gừ nhẹ trong cổ mà thú cưng mình cũng không thể hiện. Thì có nghĩa là chúng đã sắp tiến tới giới hạn rồi đấy.
Dấu hiệu 5: Buồn bã

Dấu hiệu 6: Trốn ở một nơi kín đáo

Chắc bạn cũng đã từng nghe rằng: “Khi loài chó sắp chết, chúng thường tìm một nơi kín đáo nhưng lại rất gần chủ nuôi để trốn. Vì chúng không muốn chủ nuôi buồn bã khi mình đã ra đi. Nhưng lại muốn trong những giây phút cuối cùng của đời mình, chúng vẫn có thể bảo vệ được ngôi nhà và chủ nuôi.” chứ? Đây là một câu chuyện rất cảm động, và xét về mặt tình cảm, chúng ta vẫn luôn muốn tin rằng. Những người bạn trung thành của chúng ta thật sự vẫn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta trong những giây phút cuối cùng.
Tuy nhiên, xét về mặt khoa học thì có một cách giải thích rằng. Đây chính là bản năng của loài vật. Khi chúng đã quá yếu ớt và không còn sức chống đỡ lại bất kì xâm hại nào từ bên ngoài. Chúng đành phải tìm một nơi an toàn và kín đáo để trốn tránh cho việc có thể bị làm phiền và càng bị tổn thương hay đau đớn nhiều hơn. Vì thế, khi bạn thấy thú cưng của mình trốn ở một nơi mà trước giờ chúng không thèm vào thì có thể chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn. Thậm chí đã sẵn sàng chờ đợi cái chết rồi.
Dấu hiệu 6: Trốn ở một nơi kín đáo

Dấu hiệu 7: Những hành vi khác thường

Thú cưng sắp qua đời có thể có những hành vi rất khác lạ. Chúng có thể thấy hoang mang và cáu kỉnh, thậm chí, chúng cũng có thể cắn chủ nuôi của mình. Đừng trách chúng vì đây chẳng qua chỉ là những bản năng tự nhiên mà thôi. Đơn giản vì chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn. Thậm chí không màng đến ăn uống và chăm sóc bản thân chúng. Thì làm sao có thể cư xử một cách ngoan ngoãn như bình thường được? Bạn cũng nên chú ý rằng, nếu như bạn còn nuôi những thú cưng khác thì có thể chúng sẽ bắt đầu “bắt nạt” thú cưng sắp qua đời đấy. Chuyện này hay xảy ra ở loài chó, khi có một con trong đàn trở nên yếu ớt hẳn đi.

Khi nào nên gặp bác sĩ thú y?

Qua đời khi quá già là một chuyện tự nhiên trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét đến vấn đề gặp bác sĩ thú y nếu như để ý thấy tình trạng thú cưng của bạn trở nên quá tồi tệ. Ví dụ như: thú cưng không thể đứng dậy, vô cùng mệt mỏi và đau đớn và có những biểu hiện bất thường. Khi trao đổi với bác sĩ, bạn sẽ biết được phương pháp chăm sóc thú cưng. Hoặc đơn giản là có nên cho thú cưng của bạn một cái chết nhân đạo – ít đau đớn hơn hay không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ liên lạc với bác sĩ để chắc chắn rằng bạn đã hiểu những cách chăm sóc thú cưng sắp qua đời một cách rõ ràng nhất.
Khi chú chó của bạn đã qua đời

Khi chú chó của bạn đã qua đời

Khi một con thú cưng đã qua đời, có thể chủ nuôi sẽ phải đối mặt với những mất mát rất lớn. Tuy nhiên, đối với những chủ nuôi còn có nuôi thêm những thú cưng khác nữa. Thì cách hay nhất là cho những con còn lại thấy xác của con đã chết. Theo Hiệp Hội Chống Ngược Đãi Động Vật Hoa Kỳ, loài chó, mèo và ngựa sẽ vượt qua nỗi đau về cái chết của bạn mình dễ dàng hơn nếu như chúng được thấy xác của bạn. Nếu không, chúng sẽ có xu hướng tìm kiếm bạn mình. Và vì thế, đau đớn sẽ càng rõ rệt và kéo dài hơn nữa.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách nuôi chó pitbull

Cách nuôi chó pitbull Bạn đang tìm hiểu cách nuôi chó pitbull ? Giống chó pitbull này nuôi cũng không phải là đơn giản đâu nhé. Ngay bây giờ hãy cùng tạp chí chó cảnh học cách nuôi chó pitbull và những kinh nghiệm chăm sóc giống chó pitbull – giống chó chọi hiện đang được rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam yêu thích. Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ: Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com Cách chọn chó con pitbull Việc bạn chọn một con giống tốt nó có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sau này của cả một quá trình, cách nuôi chó pitbull của bạn. Chó giống có tốt, nguồn gen có tốt thì sau này khi trưởng thành chú chó của bạn mới thực sự được đánh giá cao. ...

Giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó xoáy Thái lan

Giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó xoáy Thái lan Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ: Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com   Nguồn gốc của giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Có nguồn gốc từ miền Tây Thái lan. Nông dân Thái lan nuôi giống chó này để giữ nhà và săn bắn. Có khả năng bảo vệ rất cao. Đặc điểm hình dáng của giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó Thái có thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Lưng của chúng chắc khoẻ . Bộ lông mịn màng, thường có các màu hạt dẻ, đen, xanh (blue) và màu bạc (silver). Đặc trưng của giống chó này là chúng có một dải bờm trên sống lưng, được tạo nên bởi đám lông mọc ngược chiều với phần còn lại. Vệt lông...

Làm thế nào để cho con chó một loại thuốc

Làm thế nào để cho con chó một loại thuốc Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com Mỗi chủ sở hữu của một người bạn bốn chân đang phải đối mặt với một câu hỏi như cho pet của mình một loại thuốc. Và không phải lúc nào cũng cần thiết phải phát sinh liên quan đến bệnh của chó, bởi vì con chó cần phải thường xuyên dehelmenization. Ngoài ra, họ thường phải cung cấp chế phẩm khoáng chất vitamin, có thể không phải là hương vị của vật nuôi. Viên nén, viên nang, chất lỏng của con chó, nói chung, không thiên vị, và trong một số trường hợp, ông chủ phải cho thấy tất cả sự khéo léo của mình để nuôi thú cưng với một "món ăn ngon" như vậy. Làm thế nào để cho con chó thuốc đúng cách? Làm thế nào để cho chó một viên thuốc, viên nang hoặc dragee Có một số lựa chọn, mỗi trong số đó tùy thuộc vào các yếu tố nhất định. Ví dụ, một số loại ...