Những kinh nghiệm nuôi chó con – phần 1
Chó là con vật thân thuộc và được nhiều người nuôi nhất. Nhưng làm sao có thể nuôi chó con một cách tốt nhất, chăm sóc chúng như thế nào là đúng. Nuôi chó và dạy chó không phải là điều đơn giản mà đấy là cả một nghệ thuật của người nuôi. Hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây để có thể nuôi chó con một cách tốt nhất.
Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat
Website: rainycat.net
Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Phone: 0339639054
Email: rainycathouse@gmail.com
1. Chọn chó con khỏe mạnh để nuôi
Khâu chọn chó rất quan trọng, bạn phải biết rõ tình hình của chú chó mình lấy về nuôi. Chó thích hợp để tách đàn nuôi riêng là chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi vì lúc này nó đã cai sữa và khỏe mạnh, ta dễ chăm sóc hơn. Chó con tốt nhất là có chó mẹ đẻ, nếu mua khác thì bạn phải biết rõ ràng về nguồn gốc, lý lịch của nó. Chó phải nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaccin phòng dịch, ngày tẩy giun sán.
2. Chuẩn bị chỗ ở kĩ lưỡng cho chó con
Trước khi lấy chó về thì bạn cần chuẩn bị chỗ ở tốt nhất cho cún con của bạn. Nơi ở của cún con cần phải thoáng mát, ấm, có đủ áng sáng cho cún tắm nắng từ 9 – 11h. Hãy tạo một căn phòng ngủ cho cún, dạy cún đi vệ sinh đúng nơi quy định. Nơi ở của cún không được có những đồ dùng gây nguy hiểm như đồ thủy tinh, sắt, nhựa … vì chúng sẽ gây nguy hiểm khi cún đùa giỡn nhai gặm, nhất là các vật dụng bằng điện, bếp ga, vật cháy nổ, hóa chất nguy hiểm, độc… Một điều nữa là những nơi như cửa sổ, ban công, cầu thang cũng không nên cho chó ở vì dễ rơi ngã.
Nếu nhà bạn đã có con vật khác mèo thì hãy cho chúng làm quen dần với nhau đẻ tránh “ma cũ bắt nạt ma mới” làm vậy sẽ tránh tâm lý hoảng sợ khi bị tấn công. Bạn đừng cho cún con nhà bạn nằm phòng lạnh, có quạt, chó không thích hợp với môi trường này, chúng sẽ dễ có khả năng bị nhiễm lạnh.
Nếu nhà bạn đã có con vật khác mèo thì hãy cho chúng làm quen dần với nhau đẻ tránh “ma cũ bắt nạt ma mới” làm vậy sẽ tránh tâm lý hoảng sợ khi bị tấn công. Bạn đừng cho cún con nhà bạn nằm phòng lạnh, có quạt, chó không thích hợp với môi trường này, chúng sẽ dễ có khả năng bị nhiễm lạnh.
3. Tắm cho chó con thế nào mới đúng?
Tắm cho chó rất cần thiết nhưng đừng tắm ngay khi mới mang về. Nếu như chó có mùi hôi thì có thể dùng phấn khô để tắm. Chó mới về chưa quen nên khi tắm ngaydễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chó mới đến nơi ở mới, chưa quen, còn nhớ mẹ nó sẽ kêu, hãy bên cạnh âu yếm, vuốt ve để nó cảm nhận được tình thương nhé!
Sau vài ngày, khi cún quen rồi thì bạn có thể tắm cho cún. Lúc đầu có thể tắm cho cún con bằng nước ấm, dùng xà bông riêng cho cún phòng ngừa chấy rận. Phải lau khô, sấy khô cho cún sau khi tắm, hông để nước bắn vào tai. Nên dùng bông khô ngoáy sạch tai sau tắm tránh bệnh thối tai (Viêm tai giữa rất khó chữa).
Chú ý: không nên tắm cho chó khi trời quá lạnh, chó con đang bú sữa hay mới tách mẹ, chó bị ốm, mệt, hay chó mới mang về nuôi.
Chú ý: không nên tắm cho chó khi trời quá lạnh, chó con đang bú sữa hay mới tách mẹ, chó bị ốm, mệt, hay chó mới mang về nuôi.
Trên đây là những kinh nghiệm nuôi chó con mà bạn cần biết. Hãy tham khảo phần 2 của bài viết để hiểu biết nhiều hơn về kinh nghiệm nuôi chó con nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét