Vì sao thỏ không thích được ôm?
Những chú thỏ vốn không thích ôm, bạn đã biết cách huấn luyện thỏ để chúng quen với việc này. Theo góc độ của con người, chúng ta thường cho rằng khi được ôm thỏ sẽ cảm thấy thoải mái. Cho rằng chúng thích được nằm chỗ ấm áp.
Nhưng thực ra không phải như vậy, thỏ con bẩm sinh không thích được người khác ôm. Nhưng vì sao thỏ không thích được ôm? Cách nuôi và huấn luyện thỏ thích được ôm như thế nào?
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết để huấn luyện thỏ thích được ôm ấp
Vì sao thỏ con không thích được ôm
Trên thực tế thỏ con không thích được ôm là rất bình thường. Bởi vì thỏ vẫn giữ lại bản năng tự nhiên nhiều hơn chó mèo.
Thỏ thông minh và độc lập, vì thế chúng không phải là thú cưng dễ huấn luyện. Khác với chó và mèo, thỏ không có bản năng nghe lời con người tự nhiên. Chúng cần được khuyến khích để thực hiện hành động theo ý muốn của con người.
Khi bị ôm lên, bốn chân của thỏ sẽ rời mặt đất. Điều này khiến thỏ cảm thấy không an toàn. Hành động nhấc bổng thỏ từ dưới đất lên cao giống như chim ưng cắp chúng lên khi săn bắt. Trong tự nhiên, chim ưng và các loài thú săn mồi là mối đe dọa thường xuyên đối với thỏ.
Như vậy liệu thỏ có thể cảm thấy thích được không? Vì thế thỏ con sẽ cố gắng vùng vẫy, muốn được quay lại mặt đất.
Những điều cần biết trước khi huấn luyện thỏ
- Bạn cần mua đủ thức ăn để thỏ được khỏe mạnh và có tâm trạng tốt trước khi bắt đầu huấn luyện.
- Hãy giữ thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng khi tiếp xúc với thỏ.
- Mỗi ngày bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tiến hành khóa huấn luyện. Nên chia thành nhiều buổi ngắn, bao gồm từ 5-10 phút.
Cách huấn luyện thỏ thích được ôm là gì?
Nguyên tắc huấn luyện thỏ
Thỏ cũng có cá tính giống như con người. Mỗi chú thỏ có tính cách khác nhau, không thể áp dụng cùng một bài tập. Bạn cần bỏ ra khoảng thời gian dạy thỏ khác nhau. Cách huấn luyện thỏ tốt nhất là bắt đầu khi chúng còn nhỏ. Không thể gấp gáp, phải từ từ huấn luyện chúng.
Việc huấn luyện này cần sự phối hợp của tất cả thành viên trong gia đình. Đôi khi những chú thỏ trở nên lười biếng. Chúng thích ngồi xung quanh và xem TV với bạn và những đứa trẻ. Khi chúng đến gần trẻ nhỏ, hãy lưu ý những đứa trẻ. Thỏ nhạy cảm và không thích bị cầm gáy lên hay sờ mó. Hãy để những chú thỏ trong tầm giám sát của bạn.
Những điều cần lưu ý trong cách huấn luyện thỏ
Thỏ hoảng sợ khi được ôm cũng thể do bạn ôm chúng một cách quá thô bạo. Phương pháp ôm thỏ chính xác là dùng bàn tay nắm vào vùng da phía sau cổ thỏ. Sau đó nhẹ nhàng xách chúng lên, dùng bàn tay còn lại nâng mông của chúng.
Cố gắng nhanh chóng ôm cơ thể thỏ sát vào cơ thể người ôm. Tư thế ôm thỏ chính xác bao gồm cách để lưng thỏ dựa vào cánh tay của bạn, cơ thể chúng sẽ co lại vào trong ngực của bạn. Bên cạnh đó, khi ôm thỏ không nên nắm lỗ tai của nó xách lên vì lỗ tai của thỏ rất nhạy cảm. Khi bị xách lên dễ làm cho các mạch máu, dây chằng, dây thần kinh bị đứt, làm tụ máu, rũ tai thỏ..
Sau khi ôm được thỏ, bạn ngồi xuống, để chúng đứng bò trên chân của bạn. Như vậy bốn chân sẽ không rời đất và không có cảm giác treo trên không trung. Đồng thời vuốt ve chúng, gãi gãi phần đỉnh đầu, phần tai, mép và những nơi thỏ con thích.Cách làm này sẽ khiến chúng cảm thấy thoải mái, sau này sẽ thích được bạn ôm ấp.
Sau khi thỏ đã quen với việc ôm, bạn có thể dạy chúng làm nhiều việc khác. Ví dụ như cách huấn luyện thỏ đi vệ sinh đúng chỗ, huấn luyện thỏ nghe lời,…
Một vài lưu ý khi nuôi thỏ chung với thú nuôi khác
Trẻ em: không thích hợp làm động vật nuôi cho trẻ em. Tuyệt đối không đưa thỏ cho trẻ em chơi.
Với các con vật khác:
- Chó và mèo: có thể sống chung hoà thuận với thỏ nếu được “làm quen” theo bài bản (tham khảo ở các bài viết sau)
- Guinea pigs : không nên nuôi chung thỏ và guinea pigs vì thỏ có xu hướng “ăn hiếp” các bé guinea pigs.
- Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy CatWebsite: rainycat.netĐịa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí MinhPhone: 0339639054
Bạn sẽ nhận ra rằng những con thỏ có thể là những vật nuôi đáng yêu. Chúng sẽ làm căn nhà trở nên sinh động theo cách đặc biệt của riêng chúng. Bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng bằng việc làm theo những bí quyết chăm sóc thỏ này và làm chúng cảm thấy thoải mái khi ở trong nhà. Nếu như bạn có bí quyết nào khác để chăm sóc những chú thỏ một cách tốt nhất hãy chia sẻ với chúng tôi!
Nhận xét
Đăng nhận xét