Chuyển đến nội dung chính

Cách nuôi thỏ cái, thỏ sơ sinh


Cách nuôi thỏ cái, thỏ sơ sinh



Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat
Thông tin liên hệ #rainycat
Website: rainycat.net
Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Phone: 0339639054

Nếu thỏ đẻ nhiều hơn 8 con/lứa thì nên san bớt con sang đàn khác, chỉ nên để tối đa 8 con vì nhiều thỏ mẹ chỉ có 8 núm vú. Thỏ con san đến đàn thỏ ít..

Thỏ thường đẻ vào ngày thứ 30 sau ngày phối giống, có thể sớm muộn hơn 2 – 3 ngày. Trước khi đẻ 1 – 2 ngày, thỏ mẹ vào ổ đẻ cào bới ổ rồi nhổ lông trộn lẫn với đồ lót tạo thành tổ ấm rồi đẻ con vào đó, lấy lông đậy kín lại. Một số thỏ mẹ đẻ lứa đầu không biết nhổ lông làm ổ, hoặc đẻ con ra ngoài ổ đẻ thì ta cần nhổ lông bụng của nó và lấy đồ lót mềm của ổ khác làm tổ ấm rồi nhặt gom thỏ con đặt vào. Thỏ con sơ sinh không có lông, không mở mắt, không đứng được, nên phải có tổ ấm trong ổ đẻ để bảo vệ chúng khỏi bị chết rét và xây xát da.

Sau khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra đàn con, xem chúng có nằm tập trung không; đàn con có được phủ lông ấm không; đàn con có bao nhiêu con và có con nào chết không. Nếu thấy thỏ con phân tán trong ổ thì phải thu chúng nằm gọn vào một nơi, lấy đồ lót phủ kín xung quanh thỏ con. Thỏ mẹ chỉ nhảy vào ổ cho con bú một lần trong một ngày đêm. Cho nên sau khi thỏ bú mẹ xong nên để thỏ yên tĩnh bằng cách đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ để tránh thỏ mẹ nhảy vào ổ làm con sợ hãi.

Nếu thỏ đẻ nhiều hơn 8 con/lứa thì nên san bớt con sang đàn khác, chỉ nên để tối đa 8 con vì nhiều thỏ mẹ chỉ có 8 núm vú. Thỏ con san đến đàn thỏ ít con, nhưng không chênh lệch nhau quá 2 ngày tuổi.

Nên lấy đồ lót của ổ đẻ mới để lót tay đón thỏ đến để thỏ mẹ mới không phát hiện ra mùi lạ thì sẽ không cắn con.


Cách nuôi thỏ cái, thỏ sơ sinh

Thỏ mẹ đôi khi ăn thỏ con hoặc không cho con bú là do mẹ không có đủ sữa, khát nước. Trường hợp này hay xảy ra ở những thỏ mẹ đẻ lứa đầu, nuôi con vụng. Nếu con mẹ nào ăn con lặp lại lần thứ hai th́ phải loại bỏ, thay con mẹ khác. Hằng ngày phải kiểm tra đàn con kỹ lưỡng; phải xem chúng có bú no không. Nếu có con nào chết phải nhặt bỏ ra ngay. Nếu thỏ con đói sữa thì phải tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Có thể phải cho thỏ con bú nhờ mẹ khác.

Thỏ mẹ nuôi con cần rất nhiều thức ăn và đủ nước uống để sản xuất sữa nhiều. Cho nên phải đáp ứng thoả măn nhu cầu thức ăn và nước uống.

Thỏ con phát triển rất nhanh. Ban đầu thỏ con chỉ ngủ, ít hoạt động ngoài lúc bú mẹ. Khi chúng được 2 tuần tuổi lông bắt đầu mọc phủ kín, mở mắt và đi được. Đến 3 tuần tuổi, thỏ con sẽ ra khỏi ổ và tập ăn thức ăn với mẹ. Từ đó trở đi, thỏ con giảm dần sữa mẹ và ăn được thức ăn ngày càng nhiều. Vì vậy, khẩu phần ăn của thỏ mẹ phải được tăng dần lên.

Khi thỏ được 5 -6 tuần tuổi thì có thể cai sữa mẹ và hoàn toàn ăn thức ăn cứng. Phải chăm sóc hết sức cẩn thận đàn thỏ con mới được cai sữa. Giai đoạn này thỏ con rất dễ bị ốm, chết, bởi vì cơ thể chưa phát triển hoàn hảo lại bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh mới như thức ăn, không khí, lồng chuồng v.v… Cho nên, phải quét dọn chuồng rất sạch sẽ, thức ăn nước uống phải sạch và thay mới hàng ngày. Không nên vận chuyển thỏ trong giai đoạn này. Nên để đàn con ở ngay tại lồng chuồng thỏ mẹ đến 8 tuần tuổi mới chuyển đi nuôi vỗ béo ở lồng chuồng khác hoặc xuất bán thỏ giống.

Thông thường nên cho thỏ phối giống lại vào chu kỳ động dục lần thứ hai sau khi đẻ khoảng 16 – 18 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 6 -7 lứa/năm. Tuy nhiên, đối với đàn thỏ giống nuôi thương phẩm, khoẻ mạnh và được cho ăn thức ăn dinh dưỡng cao thì có thể cho đẻ liên tục, tức là cho phối ngay lần động dục đầu tiên, sau khi đẻ 1 – 3 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 8 – 9 lứa/năm. Nếu gia đình mới nuôi thỏ lần đầu thì nên cho thỏ đẻ thưa 4 – 5 lứa/năm là vừa. Khi có kinh nghiệm đáp ứng đủ nguồn thức ăn có dinh dưỡng tốt thì có thể cho thỏ đẻ dầy hơn.

Khi phối giống luôn luôn đưa con cái đến lồng con đực và theo dõi kết quả phối giống. Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực giao phối được thì ngăn trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút thì đưa con cái về lồng của nó và ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ đẻ. Thời gian cho phối giống tốt nhất là buối sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực khoảng 5 phút mà không phối được thì đưa thỏ cái trở lại lồng chuồng của nó và cho phối lại vào ngày hôm sau. Đôi khi thỏ cái có động dục nhưng vẫn cứ nằm sát vào góc lồng chuồng để trốn thỏ đực. Khi đó ta nên giúp chúng phối bằng cách: một tay nắm da gáy con cái, tay kia luồn xuống bụng, nâng mông nó lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách nuôi chó pitbull

Cách nuôi chó pitbull Bạn đang tìm hiểu cách nuôi chó pitbull ? Giống chó pitbull này nuôi cũng không phải là đơn giản đâu nhé. Ngay bây giờ hãy cùng tạp chí chó cảnh học cách nuôi chó pitbull và những kinh nghiệm chăm sóc giống chó pitbull – giống chó chọi hiện đang được rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam yêu thích. Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ: Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com Cách chọn chó con pitbull Việc bạn chọn một con giống tốt nó có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sau này của cả một quá trình, cách nuôi chó pitbull của bạn. Chó giống có tốt, nguồn gen có tốt thì sau này khi trưởng thành chú chó của bạn mới thực sự được đánh giá cao. ...

Giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó xoáy Thái lan

Giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó xoáy Thái lan Ngày 30/12/2018, #rainycat là dịch vụ trông giữ chó mèo được quản lý bởi #Lê_Phương_Thảo. Sắp tới sẽ đưa ra dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày Tết. Hãy đến #rainycat để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ: Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com   Nguồn gốc của giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Có nguồn gốc từ miền Tây Thái lan. Nông dân Thái lan nuôi giống chó này để giữ nhà và săn bắn. Có khả năng bảo vệ rất cao. Đặc điểm hình dáng của giống chó cảnh Thai Ridgeback Dog Chó Thái có thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Lưng của chúng chắc khoẻ . Bộ lông mịn màng, thường có các màu hạt dẻ, đen, xanh (blue) và màu bạc (silver). Đặc trưng của giống chó này là chúng có một dải bờm trên sống lưng, được tạo nên bởi đám lông mọc ngược chiều với phần còn lại. Vệt lông...

Làm thế nào để cho con chó một loại thuốc

Làm thế nào để cho con chó một loại thuốc Dịch vụ trông giữ chó mèo TPHCM Rainy Cat Website: rainycat.net Địa chỉ: 74/19a Đường số 6, khu phố 2, Thủ Đức, Hồ Chí Minh Phone: 0339639054 Email: rainycathouse@gmail.com Mỗi chủ sở hữu của một người bạn bốn chân đang phải đối mặt với một câu hỏi như cho pet của mình một loại thuốc. Và không phải lúc nào cũng cần thiết phải phát sinh liên quan đến bệnh của chó, bởi vì con chó cần phải thường xuyên dehelmenization. Ngoài ra, họ thường phải cung cấp chế phẩm khoáng chất vitamin, có thể không phải là hương vị của vật nuôi. Viên nén, viên nang, chất lỏng của con chó, nói chung, không thiên vị, và trong một số trường hợp, ông chủ phải cho thấy tất cả sự khéo léo của mình để nuôi thú cưng với một "món ăn ngon" như vậy. Làm thế nào để cho con chó thuốc đúng cách? Làm thế nào để cho chó một viên thuốc, viên nang hoặc dragee Có một số lựa chọn, mỗi trong số đó tùy thuộc vào các yếu tố nhất định. Ví dụ, một số loại ...